Tin trong nước
-
Hiệu quả từ mô hình trồng cây ngưu bàng trên vùng đất bãi
Thái Tân là một xã nằm bên bờ đông sông Thái Bình thuộc phía tây của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Với tiềm năng 157 ha đất bãi ven sông, từ lâu người dân xã Thái Tân đã coi đất bãi là "lộc trời" cho nên luôn biết né tránh thiên tai, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gieo trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao để phát huy hết tiềm năng sẵn có, biến những “tấc đất” trở thành “tấc vàng”.
-
Triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo (phần 1)
Mặc dù là cây trồng mới nhưng chanh leo hiện nay đã và đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tuy nhiên, chanh leo là cây trồng dễ bị các loại dịch hại tấn công, vì vậy, bài viết nhằm cung cấp những thông tin về triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của một số sâu, bệnh chính trên cây chanh leo để bà con nông dân tham khảo.
-
Gương nông dân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới
Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới của xã. Ông Phạm Thanh Châu - Hội viên Chi Hội Nông dân thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn luôn đi đầu trong việc tham gia, vận động, tuyên truyền cán bộ, hội viên chung tay, góp sức để đưa xã về đích nông thôn mới trước thời hạn.
-
Hội nông dân huyện Vĩnh Thạnh: Kết nối, hỗ trợ hội viên vay vốn ưu đãi
Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh đã thực hiện có hiệu quả việc kết nối, phối hợp với các tổ chức tài chính, đưa vốn ưu đãi về cho hội viên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển KT-XH ở địa phương.
-
Liên kết sản xuất, tiêu thụ cá ngừ đại dương: Ngư dân mong muốn hiệu quả thiết thực hơn
Việc thiết lập chuỗi liên kết giữa chủ tàu - doanh nghiệp - cơ sở mua gom sản phẩm cá ngừ đại dương là điều cần thiết. Ðể liên kết này thực sự nâng cao giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, giúp ngư dân tăng hiệu quả kinh tế, cần thêm hỗ trợ từ Nhà nước.
-
Nuôi lươn không bùn bằng hệ thống tuần hoàn
Đây là mô hình phù hợp cho quy mô nuôi trồng nhỏ và vừa như hộ gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản.
-
Làm giàu từ loài cây "độc, lạ"
Nhanh nhạy trong việc lựa chọn những cây trồng mới, “đi tắt đón đầu”, chọn những loại cây mà thị trường đang rất ưa chuộng, anh Nguyễn Minh Đức ở thôn 5, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái "độc", lạ như hồng xiêm khổng lồ, dâu Đài Loan, mít ruột đỏ, mít Thái, chuối Laba…
-
Nâng cả lượng và chất sản phẩm OCOP
Tiếp tục triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh, ngành chức năng cùng chính quyền các địa phương đã lựa chọn những sản phẩm đặc trưng, có lợi thế tiềm năng, đồng thời cụ thể hóa cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát huy giá trị sản phẩm theo hướng bền vững
-
Quỹ Hỗ trợ nông dân An Nhơn giúp hội viên phát triển kinh tế
Từ khi Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) hoạt động (năm 2014) cho đến nay, Hội Nông dân TX An Nhơn đã tạo điều kiện tập hợp, tổ chức hội viên nông dân xây dựng mô hình kinh tế hợp tác cùng lợi ích, cùng trách nhiệm, thông qua phương án, quy mô sản xuất có tính khả thi để Hội hỗ trợ sử dụng vốn.
-
Công bố nhãn hiệu chứng nhận “hành hương Phù Cát”
Ngày 8.4, tại UBND xã Cát Hải, UBND huyện Phù Cát tổ chức lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “hành hương Phù Cát”, đối với sản phẩm hành hương sản xuất tại huyện Phù Cát
-
Tách tạp chất ngay từ đầu quy trình sản xuất để tăng giá trị gia vị xuất khẩu
Giải pháp đã được ứng dụng để tinh sạch quế vụn, đưa vào quá trình sản xuất bột quế xuất khẩu.
-
Chế phẩm vi sinh phục vụ xử lý môi trường vùng nuôi cá sặc rằn
Cũng như các nghề nuôi thủy sản khác, nghề nuôi cá sặc rằn cũng gặp khó khăn như tình trạng nước nuôi bị ô nhiễm và dịch bệnh trên cá. Một trong những biện pháp hữu hiệu là sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) để xử lý nước ao nuôi, kiểm soát dịch bệnh bằng cách ức chế, cạnh tranh những vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.