Menu Close Menu
Quay lại

Sinh viên làm áo phao cứu hộ gọn nhẹ giúp ngư dân yên tâm đi biển

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

07/09/2020 : 00:09

Chiếc áo khoác trông rất bình thường nhưng có thể biến thành áo phao khi cần thiết và được tích hợp GPS để phục vụ tìm kiếm người bị nạn

Lấy thực tế từ việc ngư dân đi biển dễ gặp nạn và thậm chí tử vong vì sóng to bất ngờ, nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa (Đạ học Đà Nẵng) chế tạo áo khoác phao đa năng, giúp cứu nguy khi xảy ra tình huống cấp bách cũng như thay đổi cách nhìn của mọi người về áo phao.

 

Áo khoác công nghệ cao được trang bị nhiều chức năng hữu ích khi đi trên biển.

Ngư dân dù biết áo phao có thể cứu mạng họ khi gặp sự cố, nhưng vì sự bất tiện trong công việc, đến 95% dân đi biển ở Việt Nam không bao giờ mặc chúng. sCoat được nhóm giới thiệu là đem đến trải nghiệm mới, giúp mặc áo phao mà không ảnh hưởng đến thao tác bình thường.

Dự án với ý tưởng độc đáo và thiết thực, đã được trao giải nhất tại cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (EPICS), vòng mô phỏng kinh doanh, được tổ chức ngày 22/6 ở American Center, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM.

Sinh viên làm áo phao cứu hộ gọn nhẹ giúp ngư dân yên tâm đi biển - 2

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel J. Kritenbrink, phát biểu tại cuộc thi. Ảnh: USAID.

Bạn Đàm Quang Tiến, đại diện nhóm, cho biết: “Sau khi đến Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) và nghe được câu chuyện của chú Lợi, về việc đồng nghiệp của chú mất tích và qua đời trên biển vì sóng dữ, nhóm đã nghĩ ra ý tưởng về loại áo phao mà không bất tiện, làm cản trở công việc hằng ngày.”

Chiếc áo có tên gọi sCoat, sở hữu ngoại hình như những chiếc áo khoác thông thường, nhưng bên trong được trang bị phao nổi ở vùng cổ và hai cánh tay, hệ thống khí CO2 nén có thể xả ra để làm phồng phao áo, đưa người mặc nổi lên mặt nước ngay lập tức.

Sinh viên làm áo phao cứu hộ gọn nhẹ giúp ngư dân yên tâm đi biển - 3

Quá trình đi thực tế tại cảng cá và cửa hàng đồ bảo hộ để phát triển sản phẩm của nhóm.

Không chỉ thế, áo còn được tích hợp GPS để phục vụ tìm kiếm người bị nạn khi cần thiết. Sau áo là bảng phản quang, còi và đèn cùng dao nhỏ, được đặt vừa vặn vào bên trong nhằm lấy ra sử dụng để sinh tồn nếu chẳng may bị lạc sau tai nạn.

Dự án được hỗ trợ phát triển và cố vấn về kinh tế bởi Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư, giảng viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Mỗi chiếc áo được bán với giá khoảng 450.000 đồng, một mức giá có thể chấp nhận đối với đối tượng khách hàng là ngư dân đi biển.

Bước đầu, nhóm sẽ bán ít nhất một áo cho 25 tàu biển, với mỗi tàu có từ 10 đến 15 ngư dân, tập khách hàng tiềm năng rất lớn và sẽ bán được hàng trong giai đoạn tiếp theo. Nhóm cho biết 6 tháng đầu sẽ tập trung thị trường Đà Nẵng, trong 1 năm sẽ mở rộng khắp miền Trung và 2 năm là trên cả nước.

Sinh viên làm áo phao cứu hộ gọn nhẹ giúp ngư dân yên tâm đi biển - 4

Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư và nhóm dự án sCoat.

Chia sẻ sau khi nhận được giải thưởng cao nhất, nhóm dự án sCoat cho biết: “Tụi mình cảm thấy may mắn, cảm xúc vỡ òa vì nỗ lực được đền đáp. Trong suốt thời gian hình thành và phát triển dự án, chúng mình được các thầy cô hỗ trợ và học được nhiều điều. Rất mong trong tương lai, nhóm sẽ nhận được nhiều hỗ trợ để đưa sản phẩm đến với thị trường, giúp những chuyến đi biển của người dân trở nên an toàn hơn.”

Sinh viên làm áo phao cứu hộ gọn nhẹ giúp ngư dân yên tâm đi biển - 5

Các thành viên của nhóm dự án sCoat.

Có mặt tại buổi thuyết trình và trao thưởng cho các nhóm, ông Daniel J. Kritenbrink - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đánh giá cao ý tưởng của các nhóm sinh viên, không chỉ sáng tạo mà còn mang tính thực tiễn cao, mở ra cơ hội hợp tác giáo dục bền vững cho hai nước.

Quốc Anh

Tin liên quan