Menu Close Menu
Quay lại

Quy trình kiểm soát và xử lý độc tố nấm mốc ở thức ăn chăn nuôi

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

28/09/2021 : 00:09

Quy trình ứng dụng đơn giản, đảm bảo cung ứng nguồn thức ăn chăn nuôi an toàn, có thể ứng dụng dễ dàng ở nông trại, nông hộ hoặc nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
Thực trạng sản xuất
Sinh ra do các loại nấm và mốc kí sinh trên cả thức ăn thành phẩm và nguyên liệu dùng trong chăn nuôi, độc tố nấm mốc là mối nguy hại bậc nhất của ngành chăn nuôi, xếp trên cả dịch bệnh. Độc tố nấm mốc có thể khiến sức khỏe vật nuôi kém đi, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến sinh sản và trọng lượng, thậm chí có loại còn gây suy giảm miễn dịch, giảm mức độ đáp ứng vắc xin của vật nuôi, khiến các dịch bệnh có cơ hội xâm lấn.
 
20210928DH04.jpg
 
Trong khi đó, các sản phẩm hấp thụ độc tố nấm mốc sử dụng đất sét làm nguyên liệu chính, thì có thể bắt vào từng tế bào độc tố nấm mốc và ngăn cản chúng ảnh hưởng đến các nguyên liệu thức ăn. Tuy nhiên vấn đề là đất sét cũng vô tình bắt vào các đơn vị vitamin trong thức ăn, qua đó không chỉ gây giảm hiệu suất hấp thụ độc tố, mà còn vô tình làm hao hụt vitamin - vốn rất đắt đỏ. Vì thế, xu hướng mới trong chế biến thức ăn chăn nuôi là sử dụng chế phẩm hấp thụ độc tố nấm mốc được chiết xuất từ nấm men hoặc enzyme.
 
Quy trình phát hiện và xử lý độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi sử dụng chế phẩm hấp thụ độc tố phổ rộng Mycosorb A+ để giải quyết hết tất cả các loại độc tố, có thể triển khai tại nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc dùng để phối trộn thức ăn chăn nuôi tại trang trại, nông hộ. Ưu điểm của Mycosorb A+ có thể hấp thụ nhiều loại độc tố nấm mốc khác nhau, do đó không cần phải kết hợp nhiều loại khác nhau cho từng độc tố riêng biệt.
 
Hiện nay, Sàn Giao dịch Công nghệ Techport.vn (thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ – Sở KH&CN TP.HCM) đang tiếp tục đồng hành cùng Công ty TNHH Alltech Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ kết nối, tư vấn chuyển giao công nghệ, thiết bị cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu.
 
Quy trình sản xuất
Bước 1: Đảm bảo kho chứa khô thoáng, tránh bị ẩm
Độc tố nấm mốc có thể sinh ra trong quá trình lưu trữ hoặc vận chuyển, vì thế cần đảm bảo điều kiện kho bãi, phương tiện vận chuyển để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm nấm mốc.
 
Trong quá trình lưu giữ, cần đảm bảo kho chứa đạt điều kiện kiểm soát độ ẩm (phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, sử dụng quạt để lưu thông không khí, hoặc các hóa chất khử ẩm...), chống dột và thoát nước, tránh nguy cơ ngập úng. Với các nguyên liệu thô, cần có các thiết bị, nhà xưởng chuyên dụng để lưu trữ.
 
Trong quá trình vận chuyển, đảm bảo phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh giữa các lần vận chuyển nguyên liệu khác nhau nhằm chống lây nhiễm chéo, hạn chế tiếp xúc với các nguyên liệu thô.
 
Bước 2: Kiểm soát độc tố nấm mốc trong nguyên liệu thô
Thời tiết bất thường, khí hậu khắc nghiệt thường là điều kiện để sản sinh độc tố nấm mốc trên thực vật dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (bắp, đậu nành, đậu tương, lúa mì...). Kể cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng có thể đã phát sinh và chứa đựng độc tố nấm mốc.
 
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã cung cấp nhiều loại thiết bị kiểm tra nhanh độc tố nấm mốc trên nguyên liệu như RIDA QUICK, iCheck III Strip Reader, Neogen Raptor... để có thể trực tiếp kiểm tra các loại độc tố nấm mốc có trong mẫu nguyên liệu. Với nguồn dữ liệu kết nối toàn cầu, người dùng sẽ nhận được báo cáo chi tiết về số lượng và nồng độ của các loại độc tố có trong mẫu nguyên liệu, cũng như đánh giá mức độ nguy cơ trên từng loài vật nuôi.
 
Bước 3: Kiểm soát độc tố nấm mốc trong thức ăn thành phẩm
Tuy có thể xử lý nguyên liệu tốt, nhưng vấn đề trong lưu trữ và bảo quản thức ăn chăn nuôi cũng sẽ sinh ra độc tố nấm mốc (đặc biệt là thời tiết nóng ẩm). Vì thế để đảm bảo chất lượng thức ăn thành phẩm, doanh nghiệp có thể xem xét tiến hành kiểm tra độc tố bằng việc gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
 
Bước 4: Sử dụng chế phẩm hấp thụ độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi 
Đối với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, bổ sung Mycosorb A+ (tỷ lệ được khuyến cáo là 0,5-2kg Mycosorb A+ trên một tấn thức ăn, tùy theo chủng loại) vào trong quá trình phối trộn trước khi ép viên thành phẩm. Do tính chất đặc biệt của Mycosorb A+, nên bổ sung vào máy trộn ngay sau khi bổ sung các chất vitamin. Sau khi bổ sung, nên chú ý trộn đều các chất hấp thụ độc tố trong mẻ thức ăn. Trong khi thực hiện, cần chú ý nhiệt độ có trong máy trộn, tránh tình trạng quá nóng dẫn đến các chất có phản ứng với nhau.
 
Đối với nông trại hoặc nông hộ, tiến hành trộn Mycosorb A+ hoặc các chất hấp thụ độc tố nấm mốc khác trước khi cho ăn. Khuyến nghị nên kết hợp cùng các loại cám/nguyên liệu dạng bột mịn. Nếu bổ sung thêm các loại nguyên liệu rau xanh thì sau khi trộn đều hỗn hợp mới cho rau xanh vào. Trong trường hợp sử dụng thức ăn dạng viên thì cần phải chú ý phân bổ đều lượng Mycosrob A+ trong toàn bộ lượng thức ăn. Trộn bằng máy là phương thức khuyên dùng cho đa số các loại thức ăn chăn nuôi. Nếu không có điều kiện sử dụng máy trộn thì dùng xẻng xúc đều trong thời gian 20-30 phút để đảm bảo trộn đều hỗn hợp thức ăn.
 
Ưu điểm của công nghệ
Mycosorb A+ là chế phẩm hấp thụ độc tố nấm mốc được chiết xuất từ vách ngoài tế bào nấm men, có tác dụng kết dính các độc tố nấm mốc và khiến chúng không gây ảnh hưởng đến vật nuôi. Do là chiết xuất từ nấm men, đây là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe động vật, có thể dùng cho đa dạng các loài vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản). Công nghệ kết dính độc tố ở Mycosorb A+ là công nghệ sinh học, nên tránh được việc tương tác cùng vitamin và các khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi.
 
Nếu nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc nông trại, nông hộ sử dụng sản phẩm Mycosorb A+ như đã nêu trên, có thể liên lạc với Công ty TNHH Alltech Việt Nam để tham gia chương trình Quản lý Độc tố Nấm mốc 37+. Các mẫu thức ăn sẽ được gửi về các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới tại Ấn Độ, Ireland và Mỹ để kiểm tra nồng độ của hơn 37 loại độc tố khác nhau, bên cạnh đó cũng sẽ có các bản đánh giá về nguy cơ trên từng loài động vật cụ thể.
 
Thông tin liên hệ chuyên gia:
1. Công ty TNHH Alltech Việt Nam
Địa chỉ: Lô 246/2, đường số 12, Khu công nghiệp Amata, P. Long Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 02513936521
E-mail: vietnam@alltech.com
 
2. Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - Phòng Giao dịch Công nghệ
Địa chỉ: 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3822 1635 - Fax: (028) 3829 1957
Email: pgdcn@cesti.gov.vn
 
Nguồn: Hoàng Kim - techport.vn

Tin liên quan