Menu Close Menu
Quay lại

Quy trình trồng dưa lưới (Cucumis melo L.) trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

13/09/2021 : 00:09

Đây là quy trình chuẩn đã được chuyển giao công nghệ, áp dụng vào sản xuất thực tế ở các địa phương, doanh nghiệp, hộ nông dân, đem lại nguồn doanh thu cho đơn vị chuyển giao và có thể nhân rộng hiệu quả của mô hình.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ 
Theo số liệu FAOSTAT (2015), dưa lưới (Cucumis melo L.) sản lượng hàng năm trên thế giới tăng từ 12 triệu tấn, sản lượng trong năm 2016 đã lên 65 triệu tấn. Diện tích trồng năm 2012 là 1,3 triệu ha, đến năm 2015 là 3,4 triệu ha. Các nước sản xuất dưa lưới nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc với 600.000 ha, Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq) 420.000 ha, Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ) 300.000 ha, Bắc Phi (Ai Cập, Ma rốc, Tunisia) 160.000 ha, Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh) 230.000 ha, Châu Âu (Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Hy Lạp) 105.000 ha,…
 
Dưa lưới là cây trồng mới du nhập vào Việt Nam, mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, nhưng tiềm năng thương mại rất lớn. Dưa lưới ở nước ta đã có một số giống thuần truyền thống trong nước được trồng như dưa lưới vân lưới trắng Hà Nội, dưa mật Bắc Ninh, dưa vàng Hải Dương, trái nhỏ, ăn thơm, ngọt mát. Trong những năm gần đây, các công ty giống cây trồng đã đưa vào sản xuất một số giống dưa lưới lai F1 nhập nội cho năng suất cao, chất lượng thơm ngon, quả to, màu sắc phong phú được người tiêu dùng ưa chuộng như 1349, 235, dưa Thu mật (246), Thiên hương (221), Thu hoa (1217), Kim cô nương (1382), Nữ thần (1054). Các giống này đều thuộc dạng trái cao, nặng khoảng 1,5 kg, phẩm chất thơm ngon, Brix 10 - 15, năng suất cao, ổn định, chống chịu một số bệnh nứt dây và thối.
 
Tuy nhiên, sản phẩm dưa lưới có giá thành khá đắt, chưa phổ biến rộng cho người tiêu dùng. Để mở rộng đối tượng khách hàng tiêu thụ dưa lưới, việc xem xét hạ giá thành sản phẩm là cần thiết. Muốn vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng các quy trình sản xuất để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, song song đó cần quan tâm đến vấn đề chọn tạo giống, tiến tới tự túc được nguồn hạt giống trong nước, không phụ thuộc vào nguồn giống nhập nội.
 
Chương trình tạo giống mới, đặc biệt đối với giống dưa lưới hiện nay đang là xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp. Trong đó, TP.HCM luôn coi trọng và ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt đi vào lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi và hướng tới trở thành trung tâm giống cây con của cả khu vực.
 
Từ năm 2016 - 2020, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đã thực hiện chương trình tạo giống dưa lưới “Nghiên cứu nguồn vật liệu và chọn tạo giống dưa lưới (Cucumis melo L.) phù hợp với khu vực phía nam”. Chương trình nghiên cứu này nhằm tạo ra giống lai F1 theo mục tiêu chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống thương mại, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về giống dưa lưới F1 ở khu vực phía Nam. Trong đó, “Quy trình trồng dưa lưới (Cucumis melo L.) trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt” bên cạnh việc chuyển giao áp dụng sản xuất cũng được vận dụng, phục vụ cho chương trình nghiên cứu lai tạo giống dưa lưới nói trên, góp phần vào việc chủ động nguồn hạt giống, giảm phụ thuộc vào nguồn giống nhập nội.
 
Quy trình và phương pháp thực hiện
Quy trình trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt
* Bước 1: Chuẩn bị nhà màng
Nhà màng được thiết kế với nhiều kiểu khác nhau: nhà kính, nhà màng kiểu cổ điển, nhà màng kiểu răng cưa, kiểu mái vòm, kiểu hình ống, nhà lưới,… Tuy nhiên cần đảm bảo các điều kiện như độ truyền sáng từ 85 - 90%; quy cách: độ cao cột (chiều cao từ mặt đất đến máng xối) từ 4 - 4,75m, khẩu độ mỗi gian nhà là 8m, cột cách cột (bước cột) là 4m. Với mái được lợp bằng màng Polymer (dày 150 micron) và vách xung quanh được che bằng lưới chắn côn trùng dày 50 mesh.
 
* Bước 2: Chọn giống
Tùy theo điều kiện và nhu cầu của thị trường có thể chọn giống có hình dạng, chất lượng phù hợp. Hiện nay, giống xuất xứ từ Nhật Bản, Thái Lan là hai giống được trồng khảo nghiệm và đánh giá là phù hợp với điều kiện nhà màng, tuy nhiên giống Taki do có độ Brix cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt hơn nên được khuyến khích trồng nhiều hơn.
 
Cây giống khi trồng phải đạt tối thiểu:
• Số ngày gieo ươm: 10 – 15 ngày
• Chiều cao cây: 7 – 10cm
• Đường kính thân: 2 – 5mm
• Số lá thật: 2 – 3 lá
• Tình trạng cây xuất vườn: cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
 
* Bước 3: Chuẩn bị cây con
Sử dụng khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu mút xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 50 lỗ/khay).
 
Sử dụng mụn xơ dừa, tro trấu và phân trùn quế (1,5 N - P2O5 - 0,5 K2O) để làm giá thể gieo hạt với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% tro trấu (theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao).
 
Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 - 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì đem trồng được.
 
Phân trùn quế: được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma (dùng 500gr Tricoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5 - 6 khối phân trùn quế rồi tưới hoặc phun xịt đều dung dịch pha lên đống giá thể ủ). Ủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 7 - 10 ngày. Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy.
 
Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ (hạt là hạt khô không cần ủ). Hằng ngày tưới nước giữ ẩm đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm được đặt trong nhà ươm có che mưa và lưới chắn côn trùng. Khi hạt nảy mầm và xuất hiện lá thật thứ nhất, tiến hành phun phân bón lá Growmore 30-10-10 với nồng độ là 1g/lít nước để cung cấp dinh dưỡng cho cây con. Sau khi gieo từ 10 - 15 ngày (cây đã được 2 lá thật) thì đem trồng.
 
Trong vườn ươm cần chú ý: phòng trừ bọ phấn trắng, bọ trĩ là môi giới truyền bệnh virus cho dưa lưới (triệu chứng được miêu tả giống ở nội dung phòng trừ sâu bệnh). Tốt nhất cây nên gieo trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng.
 
* Bước 4: Chuẩn bị giá thể trồng:
Giá thể tương tự như giá thể gieo ươm cây con. Giá thể phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không dí chặt và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây.
 
Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 - 10 ngày (lúc này nước xả đã trong) thì đem trồng được.
 
Phân trùn quế: được xử lý nấm bệnh bằng chế phẩm Tricoderma (dùng 500gr Tricoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5 - 6 khối phân trùn quế rồi tưới hoặc phun xịt đều dung dịch pha lên đống giá thể ủ). Phủ bạt nilon để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 10 - 15 ngày. Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy.
 
Giá thể sau khi xử lý được cho vào các túi nilon hoặc luống trồng. Giá thể trước khi trồng được phân tích các thành phần dinh dưỡng, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.
 
* Bước 5: Chuẩn bị hệ thống tưới nhỏ giọt:
- Kiểu lắp đặt và bố trí hệ thống tưới: trang thiết bị tối thiểu cho một hệ thống tưới nhỏ giọt cần có bể chứa dung dịch dinh dưỡng, máy bơm, hệ thống dây dẫn dinh dưỡng, ống PVC, bộ lọc và bộ định giờ (timer và van từ).
 
- Kiểu trồng bằng túi nilon: sử dụng loại dây tưới nhỏ giọt với chiều dài dây tưới là 60cm, đường kính 4mm; dây tưới này được cắm trực tiếp vào đường ống dẫn dinh dưỡng theo hàng với đường kính ống là phi 16. Bố trí mỗi hàng là 1 đường dây dẫn, mỗi bọc nilon cắm 1 dây tưới nhỏ giọt nên số lượng dây tưới tương đương với số lượng bọc nilon.
 
- Kiểu trồng trên luống: sử dụng loại ống dây tưới có đường kính 16mm, khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt là 20cm, mỗi luống bố trí 2 đường ống tưới.
 
20210904DH16.jpg
(a) Trồng cây bằng túi nilon, (b) Trồng cây trực tiếp trên luống 
 
* Bước 6: Trồng
- Khoảng cách trồng: tùy theo cách trồng bằng bọc nilon hoặc trồng trực tiếp trên luống mà bố trí khoảng cách phù hợp:
 
+ Trồng cây bằng bọc nilon với kích thước bọc 40 x 40cm (tương đương thể tích bọc là 40dm3; bọc màu trắng và đục lỗ ở dưới đáy túi; trồng 1 cây/bọc và trồng theo hàng đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đơn là 40cm; khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 1,6m).
 
+ Trồng trực tiếp trên luống: kích thước luống rộng 30cm, cao 30cm, chiều dài tùy theo chiều dài của vườn (20 – 30m), trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm; khoảng cách giữa 2 luống là 1,8m.
 
- Mật độ: tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh sáng yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả.
 
+ Mật độ mùa khô: 2.500 - 2.700 cây/1000m2.
 
+ Mùa mưa: 2.200 - 2.500 cây/1000m2.
 
* Bước 7: Chế độ dinh dưỡng
- Nưới tưới: sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6.0 - 7.0. Có thể sử dụng nước giếng khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.
 
- Chế độ dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng trên giá thể trong nhà màng. Đây là quy trình trồng trên giá thể nên các yếu tố đa - vi lượng phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
 
- Loại phân bón sử dụng: các phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).
 
- Thời điểm trồng: trồng vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu bệnh hại.
 
- Thành phần và nguồn gốc các loại phân bón sử dụng như sau:
 
20210904DH17.jpg
 
- Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tuới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Cụ thể liều lượng các chất dinh dưỡng (g/1000 lít nước) được sử dụng như sau:
20210904DH18.jpg
 
Vi lượng:
 
 20210904DH19.jpg
 
+ Chế độ tưới cho dưa lưới trồng trong nhà màng như sau: 
20210904DH20.jpg
+ pH dung dịch tưới: từ 6 - 6,8.
 
* Bước 8: Chăm sóc
- Treo cây: cây được treo cố định sau khi trồng 7 - 10 ngày (cây cao khoảng 50cm), sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quấn ngọn dưa lưới theo dây buộc.
 
- Tỉa chồi: cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.
 
- Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.
 
+ Thụ phấn bằng ong: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn 1000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương đương khoảng 15 - 20 ngày sau trồng), thả vào lúc mát mẻ.
 
+ Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9 giờ sáng, tiến hành thụ phấn liên lục trong vòng khoảng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu quả thì ngưng thụ phấn.
 
- Tỉa quả: sau khi cây đậu quả, quả có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa quả, chỉ để lại 1 đến 2 quả trên cây, còn các quả còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
 
- Vị trí để quả: để quả từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.
 
- Bấm đọt thân chính: sau khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
 
 20210904DH21.jpg
 
 
* Bước 9: Phòng trừ sâu bệnh hại
Dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu bị một số đối tượng côn trùng gây hại nghiêm trọng như bọ trĩ, bọ phấn, rầy mềm, bệnh khảm, bệnh phấn trắng. Phòng trị theo hướng sinh học (thuốc sinh học), vật lý (bẫy dính màu vàng). Nên sử dụng các loại thuốc phòng trừ có tính tiếp xúc, mau phân hủy và có thời gian cách ly ngắn đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”. Các loại thuốc sử dụng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
 
a) Bọ trĩ (Thrips palmi Karny)
- Sử dụng các bẫy dính màu vàng (yellow sticky trap) để phòng ngừa bọ trĩ.
 
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, sử dụng hệ thống phun sương và quạt thông gió làm mát để giảm bớt nhiệt độ nhằm hạn chế bọ trĩ phát triển.
 
- Sử dụng các thuốc có hoạt chất Thiamethoxam: Actara 25WG; Imidacloprid: Confidor 100SL, Admire 50EC; Matrine: Sokupi 0.36AS; Dinotefuran: Oshin 20WP, Chat 20WP, Radiant 60 SC.
 
b) Bọ phấn (Bemisia tabaci)
- Vệ sinh các loại cỏ dại xung quanh nhà màng là nơi ký chủ của bọ phấn nhằm hạn chế xâm nhập vào bên trong nhà màng.
 
- Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút và tiêu diệt bọ phấn trưởng thành (áp dụng để dự báo thời điểm xuất hiện của bọ phấn trưởng thành).
 
- Khi bọ phấn xâm nhập vào nhà màng có thể dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất sau: Thiamethoxam (Actara 25WG), Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP); Oxymatrine (Vimatrine 0.6 L); Citrus oil (MAP Green 10AS); Garlic juice (BioRepel 10 SL, Bralic – Dầu tỏi 1.25SL). Pyrethrins 2.5% + Rotenone 0.5% (Biosun 3EW).
 
c) Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoracearum gây ra)
- Đặc biệt chú ý tỉa bỏ và vệ sinh sạch tàn dư thân lá bị bệnh. Xử lý kỹ nhà màng trươc khi trồng.
 
- Bố trí mật độ trồng hợp lý.
 
- Phun thuốc phòng trừ kịp thời ngay sau khi phát hiện bệnh. Dùng Score 250EC (Difenoconazole), Topsin- M70WP (Thiophanate-methyl), Amistar Top 325SC (Azoxystrobin + Difenoconazole).
 
d) Bệnh sương mai giả (do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra)
- Vệ sinh nhà màng, thu dọn tàn dư cây trồng.
 
- Bố trí mật độ trồng hợp lý để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng bên trong nhà màng khi cây giao tán.
 
- Bón phân cân đối N-P-K.
 
- Có thể dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh: Mataxyl 500WP (Metalaxyl), Aliette 800WG (Fosetyl Aluminium), Ridomil Gold 60WP (Metalaxyl M + Mancozeb), Vialphos 80 BHN (Fosetyl Aluminium).
 
- Ở những vùng đang có bệnh, phun phòng khi dưa có từ 3 – 4 lá thật bằng các thuốc Zineb bul 80WP (Zineb), Ridomil Gold (Metalaxyl M + Mancozeb), Topsin-M 70WP (Thiophanate-methyl).
 
e) Bệnh nứt thân chảy nhựa (do nấm Mycosphaerella melonis)
- Thu dọn tàn dư cây trồng, bón phân đạm vừa đủ.
 
- Phun ướt đẫm cây dưa và gốc bằng các loại thuốc: Dithane M45 80WP (Mancozeb); Manozeb 80WP (Mancozeb); Topsin-M 70WP (Thiophanate methyl),…
 
* Bước 10: Thu hoạch
Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: khi thấy lưới tạo đều và phần cuống quả đã xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương đương khoảng từ 40 - 50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời điểm có thể thu quả.
 
Sản phẩm sau thu hoạch phải đảm bảo các dư lượng (đạm nitrate, kim loại nặng, thuốc BVTV, vi sinh vật) dưới ngưỡng cho phép (theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế), mẫu mã đẹp.
 
 20210904DH22.jpg
 
Thời điểm thu hoạch dưa tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi thu hoạch, vận chuyển ngay vào nhà sơ chế hoặc nơi thoáng mát để phân loại, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ sớm nhất.
 
Tình hình chuyển giao công nghệ và hiệu quả áp dụng
 
- Quy trình này được dùng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu chọn tạo giống dưa lưới mới tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM. Kết quả (năm 2020) đã tạo ra 2 giống mới, cụ thể: chọn được 2 tổ hợp lai H32/H41và H53/H77 có năng suất 3,2 và 3,6 tấn/1000m2, độ ngọt tốt (14,9 và 13,8%), phù hợp với tiêu chí chọn giống. Kết quả cũng tạo được 2 giống dưa lưới F1 (H32/H41 và H53/H77); trồng 2 giống dưa lưới F1 này cho thấy cả 2 giống đều có năng suất (3,1 - 3,7 tấn/1000m2) và độ ngọt (14,3 - 12,7%) cao hơn hoặc tương đương giống đối chứng (năng suất 3,1 tấn/1000m2; độ ngọt 13,5%).
 
- Áp dụng quy trình trồng dưa lưới trên diện tích 5000m2/vụ, hiệu quả kinh tế được đánh giá như sau:
 
20210904DH23.jpg
 
- Về tình hình chuyển giao công nghệ, quy trình đã được áp dụng sản xuất rộng rãi tại khu vực Nam bộ và một số tỉnh Trung bộ tạo sức lan tỏa lớn, được nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hộ nông dân áp dụng với quy mô sản xuất lớn. Quy trình trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng ứng dụng vào sản xuất thực tế giúp đem lại nguồn doanh thu cho đơn vị chuyển giao và có thể nhân rộng hiệu quả mô hình. Cụ thể là các điểm chuyển giao điển hình dưới đây: 
 

Nội dung chuyển giao

Nơi nhận chuyển giao

Thời gian thực hiện

Diện tích thực hiện

Doanh thu mang lại cho đơn vị đang công tác

Mở rộng mô hình

Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới, rau ăn lá trong nhà màng theo phương pháp tưới bón nhỏ giọt

Ông Đoàn Việt Cường, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

8/2016

2000 m2

50.000.000

4000 m2

Chuyển giao qui trình trồng dưa lưới

Ông Nguyễn Tuấn, tỉnh Đồng Nai

10/2016

1000 m2

50.000.000

8.000 m2

Chuyển giao qui trình trồng dưa lưới

Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao, tỉnh Bến Tre

11/2016

600 m2

50.000.000

3.000 m2

Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng theo phương pháp tưới bón nhỏ giọt

Công ty Cổ phần Nông nghiệp xanh Khôi Nguyên, huyện Nhà Bè, TP.HCM

11/2016

1000m2

50.000.000

4.000 m2

Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lưới và cà chua bi trong nhà màng theo phương pháp tưới bón nhỏ giọt

Công ty bia Sài Gòn chi Nhánh Kiên Giang - tỉnh Kiên Giang

T8/2016 - T5/2017

2000 m2

90.000.000

4.000 m2

Chuyển giao công nghệ trồng trọt, chăm sóc và sản xuất rau ăn lá theo phương pháp tưới bón nhỏ giọt

Công ty TNHH Ba Cây Cau tại Tp.Hồ Chí Minh

Tin liên quan