Đà Lạt đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
17/03/2021 : 00:03
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng là địa phương phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong của cả nước.
Có được điều này là thành phố Đà Lạt áp dụng phương pháp truyền thống, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, thủy canh, khí canh và canh tác theo Chác mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đại diện UBND thành phố Đà Lạt, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp, năng suất cây trồng đã tăng 1,5 đến 2,5 lần, chất lượng nông sản được cải thiện đáng kể. Doanh thu và lợi nhuận tăng đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo.
Đến nay, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thành phố đạt trên 3.400 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 70% giá trị ngành trồng trọt, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 17% cơ cấu kinh tế của thành phố.
Hiện nay, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố gần 6.000 ha, chiếm 56,8% tổng diện tích đất sản xuất công nghiệp, tăng hơn 65% so với cuối năm 2013. Giá trị thu hoạch bình quân 1ha đất canh tác đạt 350 triệu đồng/ha/năm, tăng trên 84% so với năm 2013.
Sau thủy canh, phương pháp trồng rau khí canh cũng đã được trồng thử nghiệm với nhiều loại rau khác nhau. Với phương pháp này, các loại rau khi trồng cho năng suất tăng ít nhất gấp 2 lần. Ngoài ra, tiết kiệm được diện tích canh tác và cây tăng trưởng nhanh gấp 1,5 lần.
Ông Trần Huy Đường, Chủ Trang trại Lang Biang Farm, phường 7, thành phố Đà Lạt cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng đi hoàn toàn đúng mà cả xã hội cần phải hướng đến. Nông nghiệp thân thiện với môi trường đang được rất nhiều hộ nông dân, nhiều trang trại quan tâm và lựa chọn. Trong thời gian tới, chúng ta cần hướng đến sản xuất bền vững và thân thiện môi trường hơn nữa”.
Những ngày đầu tháng 3, tại trại hoa lan YSA Orchid của anh Phan Thanh Sang, không khí tất bật lao động sản xuất trong những ngày đầu năm rất rộn ràng. Toàn bộ khu sản xuất đều ứng dụng công nghệ cao với hệ thống nhà kính, nhà lưới cùng hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm tự động cảm biến...
Ngoài khu sản xuất công nghệ cao tại thành phố Ðà Lạt, Phan Thanh Sang còn có trang trại tại huyện Ðơn Dương (Lâm Ðồng) và tỉnh Ninh Thuận, với tổng diện tích hơn 10 ha, doanh thu hàng năm đạt hơn 60 tỷ đồng.
Anh Phan Thanh Sang chia sẻ, công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng phòng thí nghiệm chuyên lai tạo, nghiên cứu và bảo tồn các giống hoa lan quý. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khu vực Ðông Nam Á.
Đà Lạt là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Nhiều năm qua, thành phố này tập trung đầu tư phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Từ những kết quả trên, có thể khẳng định phong trào phát triển nông ứng dụng công nghệ cao của Đà Lạt đã thực sự đi vào đời sống, lan tỏa tạo nên sinh khí mới./.
TTXVN (Nguồn http://agrotrade.gov.vn/)
Tin liên quan
- Hội thảo tổng kết mô hình thuộc nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
- Làm giàu từ nghề nuôi ong lỗ
- Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm
- Triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
- Phát triển kinh tế từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn
- Phù Cát thắng lớn đậu phụng vụ Mùa
- Nuôi heo bằng bỗng rượu nếp than, chả tốn mấy tiền mua thức ăn, một nông dân Sóc Trăng có của ăn của để
- Chờ đón gì ở Techmart chuyên ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ sau thu hoạch năm 2024?
- Lão nông vùng biên đưa quả xoài ra thị trường thế giới
- Giữ gìn tinh hoa bản địa, mở lối phát triển bền vững