Menu Close Menu
Quay lại

Chế phẩm sinh, hóa học cho cây cà phê và cây hồ tiêu

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

20/05/2021 : 00:05

Cà phê và hồ tiêu từ lâu đã được xác định là những cây trồng chiến lược trên đất Tây Nguyên. Do đó, việc phát triển hiệu quả và bền vững cho các loại cây trồng này là rất cần thiết, trong đó có việc ứng dụng các chế phẩm sinh, hóa học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
 

Ngày 28/4/2021, Hội đồng khoa học cấp Nhà nước đã nghiệm thu đánh giá kết quả đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh CAFE-HTD01 và HOTIEU-HTD03 và sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh, hóa học nhằm phát triển hiệu quả và bền vững cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên”, mã số TN16/C02 thuộc Chương trình Tây Nguyên 2016-2020 do TS. Hà Việt Sơn, Trung tâm Phát triển công nghệ cao làm chủ nhiệm. Đề tài đã hoàn thành toàn bộ các nội dung đã đăng ký trong thuyết minh và được đánh giá xếp loại Đạt.

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm HTD-CNSH-CF quy mô PTN; Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm CAFE-HTD01; Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm HOTIEU-HTD03; Hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm POLYFA-TN3; Hoàn thiện công nghệ sản xuất phân bón nhả chậm cho cây cà phê; Hoàn thiện quy trình sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc ANISAF SH-01 cho cây cà phê và cây hồ tiêu; Nghiên cứu quy trình sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh hóa học cho cây cà phê và cây hồ tiêu; Xây dựng mô hình trình diễn sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh hóa học cho cây cà phê và cây hồ tiêu.

Đề tài đã xây dựng thành công 04 quy trình sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh, hóa học nhằm phát triển hiệu quả và bền vững cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên; 04 quy trình trình diễn sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh, hóa học nhằm phát triển hiệu quả và bền vững cây cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên; 02 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩn vi sinh CAFE-HTD01, HOTIEU-HTD03; 01 quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh cải tạo đất POLYFA-TN3; 01 quy trình sản xuất phân bón nhả chậm cho cây cà phê; 01 quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh nội sinh HTD-CNSH-CF; 01 quy trình sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc ANISAF SH-01 cho cây cà phê; 01 quy trình sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc ANISAF SH-01 cho cây hồ tiêu.

Các chế phẩm sinh, hóa học đề tài nghiên cứu và sử dụng gồm:

- Chế phẩm vi sinh vật đa chức năng CAFE-HTD01 gồm: 05 chủng vi sinh vật được phân lập từ các mẫu đất trồng cà phê tại Tây Nguyên có khả năng cố định đạm, phân giải lân, đối kháng với vi sinh vật gây bệnh và kích thích sinh trưởng.
- Chế phẩm vi sinh vật đa chức năng HOTIEU-HTD 03 gồm: 05 chủng vi sinh vật được phân lập từ các mẫu đất trồng hồ tiêu tại Tây Nguyên có khả năng cố định đạm, phân giải lân, đối kháng với vi sinh vật gây bệnh và kích thích sinh trưởng.
- Phân bón vi sinh cải tạo đất POLYFA-TN3 gồm: hữu cơ (22%), humat kali (2,0%), 8 chủng VSV (gồm 6 chủng vi khuẩn và 2 chủng vi nấm) có khả năng cố định nitơ, phân giải lân, phân giải thuốc BVTV, đối kháng với sinh vật gây hại.
- Phân bón nhả chậm NPK cho cây cà phê: các nguyên tố đa lượng gồm N, P, K, trung lượng khác như Ca, S, Mg, Si… có thời gian nhả chậm trung bình 3 – 6 tháng, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng liên tục cho cây trồng giúp cây trồng phát triển ổn định, tránh lãng phí phân bón khi cây trồng chưa kịp hấp thu hết.
- Thuốc trừ sâu thảo mộc ANISAF SH-01: thành phần các polyphenol chiết xuất từ thực vật, có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng.

Hình ảnh chế phẩm sinh, hóa học của đề tài

Kết quả thực hiện mô hình trình diễn sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh học cho cây cà phê cho thấy đã thay thế được 35% phân hóa học và 100% thuốc trừ sâu hóa học (trong phòng trừ rệp sáp gây bệnh), giảm 80% thuốc BVTV hóa học (trong phòng trừ bệnh khác). Mô hình xây cà phê sinh trưởng phát triển tốt (tăng số cành, số lá mới hình thành so với đối chứng), đã cải tạo được tính chất vật lý của đất (tăng làm lượng mùn, tỷ lệ H/F dần bằng 1, tăng khả năng giữ ẩm nước của đất), cải tạo tính chất sinh học đất (tăng hàm lượng si sinh vật phân giải lân, cố định đạm và nấm đối kháng), giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh, tăng năng suất cây trồng so với đối chứng. Chất lượng hạt cà phê đạt vệ sinh ATTP về thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng do Bộ Y tế quy định.

Kết quả thực hiện mô hình trình diễn sử dụng tích hợp các chế phẩm sinh học cho cây hồ tiêu cho thấy đã thay thế được 50% phân hóa học và 50% thuốc BVTV hóa học phòng trừ nấm, giảm 100% thuốc BVTV hóa học trong phòng trừ tuyến trùng, 100% thuốc bảo vệ BVTV hóa học trong phòng trừ rệp sáp. Mô hình cho cây hồ tiêu sinh trưởng phát triển tốt, đã cải tạo được tính chất vật lý của đất, cải tạo tính chất sinh học đất, giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh. Chất lượng hạt hồ tiêu đạt vệ sinh ATTP về thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng do Bộ Y tế quy định.

Bên cạnh đó, đề tài đã công bố 01 bài báo quốc tế trên Tạp chí Symbiosis thuộc danh mục SCI-E, nhóm Q1 theo xếp hạng của SCImago; 03 bài báo trong nước trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tạp chí Khoa học & Công nghệ nông nghiệp Việt Nam; 01 bài báo trong nước trên kỷ yếu Hội nghị và đào tạo 02 Thạc sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học, 01 Tiến sỹ kẹo sâm hamer mỹ chuyên ngành Vi sinh học. Đề tài kẹo sâm hamer chính hãng cũng đã được cấp 01 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích; 03 Giấy chấp nhận kẹo sâm hamer đơn hợp lệ Giải pháp hữu ích và Sở hữu nhãn mác hàng hóa; 03 Giấy chứng nhận hợp quy.

Hình ảnh cây tiêu trong mô hình thí nghiệm

Hình ảnh cây cà phê trong mô hình thí nghiệm

Tác giả: Thanh Hà
(Nguồn https://vast.gov.vn)

 

Tin liên quan