Phù Mỹ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP
26/10/2022 : 00:10
Năm 2019, huyện Phù Mỹ có 3 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, đến năm 2021 là 7 sản phẩm (trong đó có 6 sản phẩm đạt 3 sao và 1 sản phẩm đạt 4 sao). Hiện tại, huyện Phù Mỹ đã bình chọn thêm 8 sản phẩm OCOP để trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh xem xét, quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Thông, Giám đốc Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định - đơn vị có 2 sản phẩm sẽ tham gia bình xét sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022 là muối ớt tôm Đề Gi và muối tiêu rừng Măng Đen - cho hay: Sản phẩm Muối ớt tôm Đề Gi là loại muối được kết tinh từ muối biển Đề Gi; tôm được sử dụng làm nguyên liệu là tôm đất, tôm thẻ của 2 xã Mỹ Chánh, Mỹ Thành; ớt nguyên liệu đến từ các vùng chuyên canh ớt lớn của huyện như Mỹ Hiệp, Mỹ Quang, Mỹ Tài... Đối với dòng muối tiêu thì đây là sự kết hợp mới mẻ từ muối của huyện Phù Mỹ với tiêu rừng tự nhiên ở vùng núi huyện Măng Đen, tỉnh KonTum. Tôi tin sự liên kết này vừa tạo nét đa dạng trong ẩm thực, vừa mở rộng thị trường, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân ở hai địa phương.
Sản phẩm Muối Tiêu rừng Măng Đen. Ảnh: G.B |
Đối với xã Mỹ Cát, năm nay đăng ký tham gia chương trình OCOP với sản phẩm cá chua nuôi đìa tự nhiên của hộ ông Ngô Thanh Minh, thôn An Mỹ. Hơn 5 năm trước, được chính quyền hỗ trợ, ông Minh đã triển khai mô hình nuôi cá chua xen canh với một số loài khác như cá hồng, cá mú, tôm sú… Ông cũng là người đầu tiên thành công trong việc chuyển từ chuyên nuôi tôm sang nuôi cá chua kết hợp trong cùng một ao nuôi với sản lượng bình quân hằng năm đạt 1,5 - 2 tấn cá chua thương phẩm. Từ thành công của ông Minh, đến nay mô hình nuôi kết hợp này được nhiều hộ dân địa phương học hỏi cùng nuôi. Cá chua nuôi tự nhiên nên chắc thịt, ngon và ngọt, được thực khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Đến với chương trình OCOP lần này còn có nhãn hàng dầu tràm Hoàng Lâm (thôn Hoà Hội Bắc, xã Mỹ Thành). Chủ cơ sở Đặng Thanh Lâm cho hay: Khu vực tôi sống có nhiều tràm mọc nên tôi đã tìm tòi học hỏi cách sản xuất tinh dầu tràm. Sau thời gian ra Huế học nghề, sau đó mời người hướng dẫn về theo dõi và chỉ dẫn, tư vấn thực tế, để cho ra những mẻ dầu tràm thành phẩm chất lượng. Sau gần 5 năm sản xuất, đến nay dầu tràm Hoàng Lâm được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Sản phẩm dầu tràm Hoàng Lâm. Ảnh: G.B |
Ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: Chương trình OCOP ở Phù Mỹ đã và đang góp phần tích cực trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường để sản phẩm OCOP có thể tiêu thụ được giá và nhanh hơn.
8 sản phẩm OCOP của Phù Mỹ trình để tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2022, gồm: Muối tiêu rừng Măng Đen, Muối ớt tôm Đề Gi (Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định, xã Mỹ Chánh), Cá chua (hộ kinh doanh Ngô Thanh Minh, xã Mỹ Cát), Dầu tràm Hoàng Lâm (hộ kinh doanh Đặng Thanh Lâm, xã Mỹ Thành), Hủ tiếu gạo khô Minh Phúc Thịnh (xã Mỹ Châu); Cá bống tượng (hộ kinh doanh Nguyễn Phưởng, xã Mỹ Thắng), Nấm linh chi và Nấm bào ngư xám (HTXNN hữu cơ AGRIBIO, xã Mỹ Đức).
GIA BẢO
(Nguồn https://baobinhdinh.vn/)
Tin liên quan
- Hội thảo tổng kết mô hình thuộc nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
- Làm giàu từ nghề nuôi ong lỗ
- Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm
- Triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
- Phát triển kinh tế từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn
- Phù Cát thắng lớn đậu phụng vụ Mùa
- Nuôi heo bằng bỗng rượu nếp than, chả tốn mấy tiền mua thức ăn, một nông dân Sóc Trăng có của ăn của để
- Chờ đón gì ở Techmart chuyên ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ sau thu hoạch năm 2024?
- Lão nông vùng biên đưa quả xoài ra thị trường thế giới
- Giữ gìn tinh hoa bản địa, mở lối phát triển bền vững