Hoài Ân tăng cường ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp
30/11/2022 : 00:11
Thời gian qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp được UBND huyện Hoài Ân quan tâm đẩy mạnh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và tăng thu nhập cho người nông dân.
Nhìn chung, hoạt động KH&CN của huyện Hoài Ân trong năm 2022 đã được triển khai theo đúng tiến độ. Kế hoạch KH&CN được UBND huyện phê duyệt sớm, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị triển khai thực hiện. Các mô hình KH&CN đã được ứng dụng có hiệu quả trong sản xuất, đời sống nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về KH&CN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động KH&CN được củng cố, tăng cường.
Đại diện huyện Hoài Ân báo cáo kết quả hoạt động KH&CN triển khai trong năm 2022 và kế hoạch trong năm 2023. Ảnh: Thanh Đạo
Bằng nguồn vốn sự nghiệp KH&CN, huyện đã triển khai 4 mô hình. (1) Mô hình sản xuất bưởi đạt chứng nhận hữu cơ được triển khai tại xã Ân Nghĩa trong 12 tháng, dự kiến tổng kết tháng 4.2023. Đến nay đã hoàn thiện và nộp hồ sơ để thực hiện đánh giá chứng nhận sản phẩm hữu cơ. (2) Mô hình Bảo tồn và phát triển giống vịt mốc thực hiện tại xã Ân Phong đang chuẩn bị thả giống nuôi, dự kiến kết thúc vào tháng 4.2023. (3) Mô hình sưởi ấm chim Trĩ đẻ trứng trong mùa đông thực hiện tại xã Ân Tín, dự kiến kết thúc vào tháng 2.2023. Mô hình sẽ thực hiện lắp đặt một số thiết bị phục vụ sưởi ấm chim trĩ trong mùa đông. (4) Mô hình Trồng cây chuối sáp thực hiện tại xã Ân Nghĩa hiện đã xuống giống, dự kiến kết thúc vào tháng 1.2023. Ngoài ra, huyện cũng đã đăng ký Sở KH&CN và đang triển khai mô hình “Sản xuất Tiêu Hoài Ân đạt tiêu chuẩn VIETGAP”.
Sử dụng nguồn vốn ngân sách của huyện, Hoài Ân triển khai 3 mô hình: Mô hình Duy trì và mở rộng diện tích Bưởi da xanh đã có nhãn hiệu đạt chứng nhận VietGAP trên địa bàn huyện; Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính và rau nhiệt đới; Xây dựng mô hình trồng cây hoa hòe tại xã Ân Hảo Tây đảm bảo sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP.
Sử dụng nguồn vốn khuyến nông tỉnh hỗ trợ, huyện triển khai thực hiện 6 mô hình chuyển tiếp năm 2021 như trồng lúa cải tiến, trồng ngô trên đất chuyển đổi, trồng bưởi theo hướng hữu cơ, trồng dừa xiêm theo hướng hữu cơ, áp dụng kỹ thuật IPM trên cây ngô, nuôi chình trong ao đất. Nhìn chung, các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Từ nguồn kinh phí Khuyến công địa phương trong năm 2022, huyện đang triển khai 2 đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất trà nụ hoa hòe túi lọc, do Công ty TNHH DULAH thực hiện; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất bún khô, do cơ sở sản xuất thực phẩm KICAFOODS (Lê Thị Cảnh) thực hiện.
Công tác sở hữu trí tuệ cũng được huyện quan tâm khi thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho 3 sản phẩm “Mít thái Hoài Ân”, “Tiêu hột Hoài Ân” và “Gạo Hữu cơ Hoài Ân” đến nay đã hoàn tất hồ sơ nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Nhằm kiểm soát trong việc giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện cũng đẩy mạnh phối hợp với Sở KH&CN Bình Định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng xây dựng kế hoạch, triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho 15 xã, thị trấn và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
KHÁNH LINH
(Nguồn https://skhcn.binhdinh.gov.vn/)
Tin liên quan
- Hội thảo tổng kết mô hình thuộc nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
- Làm giàu từ nghề nuôi ong lỗ
- Quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ sâm
- Triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
- Phát triển kinh tế từ mô hình nông nghiệp tuần hoàn
- Phù Cát thắng lớn đậu phụng vụ Mùa
- Nuôi heo bằng bỗng rượu nếp than, chả tốn mấy tiền mua thức ăn, một nông dân Sóc Trăng có của ăn của để
- Chờ đón gì ở Techmart chuyên ngành Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ sau thu hoạch năm 2024?
- Lão nông vùng biên đưa quả xoài ra thị trường thế giới
- Giữ gìn tinh hoa bản địa, mở lối phát triển bền vững