Menu Close Menu
Quay lại

Bánh tráng nước dừa Tam Quan

Kích cỡ chữ:A+ |A |A-

14/10/2018 : 00:10

Tại thị trấn Tam Quan (huyện Hoài Nhơn), có khá nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có làng nghề làm bánh tráng nước dừa. Không chỉ là một món ăn truyền thống mang đậm hương vị địa phương, chiếc bánh tráng mỏng manh còn chứa đựng rất nhiều tâm huyết của những người con xứ Dừa với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

Ở lò bánh tráng nước dừa của anh Trần Thanh Bình (thôn An Thái) không khí chuẩn bị đã nhộn nhịp từ tờ mờ sáng. Tầm 4-5 giờ sáng, vợ chồng anh chị đã dậy sớm để chuẩn bị nguyên liệu rồi nổi lửa tráng bánh.

Nguyên liệu làm bánh gồm: Bột gạo, bột mỳ, hành, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa và cơm dừa nữa. Từ chiều hôm trước, cơm dừa đã được tách ra khỏi vỏ sẵn, ớt cũng đã được làm sạch… Đầu tiên là rửa thật sạch cơm dừa rồi đưa vào máy nghiền nhỏ cùng các nguyên liệu khác như hành, tiêu, muối, ớt, vừng. Sau đó, đưa nguyên liệu hỗn hợp vào nồi bột, cho thêm nước cốt dừa vào, rồi khuấy đều. Đợi khi nhiệt độ lò đủ nóng, người tráng bánh ngồi lên bệ, đổ và cho ra những mẻ bánh đầu tiên kịp lúc trời hửng nắng, mang đi phơi.

Ở lò bánh tráng nước dừa của anh Trần Thanh Bình (thôn An Thái) không khí chuẩn bị đã nhộn nhịp từ tờ mờ sáng. Tầm 4-5 giờ sáng, vợ chồng anh chị đã dậy sớm để chuẩn bị nguyên liệu rồi nổi lửa tráng bánh.

Nguyên liệu làm bánh gồm: Bột gạo, bột mỳ, hành, tỏi, tiêu, ớt, nước cốt dừa và cơm dừa nữa. Từ chiều hôm trước, cơm dừa đã được tách ra khỏi vỏ sẵn, ớt cũng đã được làm sạch… Đầu tiên là rửa thật sạch cơm dừa rồi đưa vào máy nghiền nhỏ cùng các nguyên liệu khác như hành, tiêu, muối, ớt, vừng. Sau đó, đưa nguyên liệu hỗn hợp vào nồi bột, cho thêm nước cốt dừa vào, rồi khuấy đều. Đợi khi nhiệt độ lò đủ nóng, người tráng bánh ngồi lên bệ, đổ và cho ra những mẻ bánh đầu tiên kịp lúc trời hửng nắng, mang đi phơi.

Người thợ tráng bánh rất chăm chú với sản phẩm mình đang làm.

Công việc của buổi chiều là thu các tấm phên bánh tráng phơi. Bánh được chỉnh sửa rồi gói lại, đem bỏ cho các mối buôn. Tiếp đó là chuẩn bị nguyên liệu cho ngày hôm sau. Cơ sở sản xuất của anh Trần Thanh Bình hiện có 4 lao động, bắt đầu làm việc từ 5 giờ sáng đến 17 giờ cùng ngày, có thể cho ra lò 1 thiên bánh (1.000 chiếc).

Nghề làm bánh tráng nước dừa cũng lắm nhọc công. Không chỉ phụ thuộc vào bàn tay khéo léo của người lám bánh, bánh ngon hay không còn phụ thộc vào thời tiết. Anh Trần Thanh Bình cho hay: Khi trời nắng đều thì làm bánh rất thuận, chứ hôm nào mà nắng quá thì bánh giòn quá, không ngon; trời mưa thì coi như bỏ mất nồi bột.


Sau khi bánh được tráng, cần thêm một người phụ để đưa bánh ra vĩ.

Cách làm bánh tráng của người Tam Quan xem ra về cơ bản cũng giống như cách làm bánh tráng ở các nơi khác. Điều làm nên sự khác biệt chính ở nguyên liệu làm bánh. Để bánh tráng có hương vị ngon, bột mì phải được lọc bỏ hết chất chua; dừa phải già đủ độ, dày cơm để cho ra nước cốt béo ngậy. Ngay gia vị cũng được người làm bánh tỉ mẩn lựa chọn. Chẳng như, hành là loại củ nhỏ, thơm, độ cay, mặn, ngọt được gia giảm vừa đủ, để khi nướng, chiếc bánh gặp lửa, phồng lên, mùi hành phi quyện với mùi béo của mè, của nước cốt dừa, của tiêu tạo nên hương vị rất riêng, kích thích vị giác.

Nghề bánh tráng nước dừa Tam Quan đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân địa phương. Theo thống kê của phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, chỉ riêng làng nghề bánh tráng, Tam Quan Nam đã có hơn 380 hộ làm nghề. Và số hộ làm bánh tráng của cả huyện thì không thể thống kê đầy đủ vì quá nhiều và quy mô - khác nhau.

Cách đây khoảng mươi năm, nghề làm bánh tráng nước dừa ở Hoài Nhơn rơi vào cảnh ế ẩm vì không cạnh tranh nổi với bánh tráng nước dừa Bến Tre. Bánh của Bến Tre kích cỡ vừa phải, lại được đóng vào bao bì với mẫu mã đẹp. Trong khi đó, bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn khổ bánh to và dày, khách du lịch muốn mua làm quà nhưng vận chuyển khó khăn nên cũng ngại.

 


"Cắt tỉa" bánh tráng trước khi đem bán.

Những năm gần đây, các hộ làm nghề trong huyện đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kết hợp máy móc với nghề thủ công nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bánh được sản xuất theo yêu cầu của bạn hàng, muốn dày mỏng hay thêm bớt gia vị đều được đáp ứng.

Nhờ vậy chiếc bánh tráng của người Tam Quan hôm nay đã đến với hầu hết các khách hàng trong Nam ngoài Bắc. Bánh tráng nước dừa là món quà thơm thảo mà người xứ dừa hay lựa chọn làm quà tặng để giới thiệu đặc sản của quê mình.

Bằng cách đó, người Hoài Nhơn đã tạo nên “thương hiệu” bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn trong lòng bạn bè phương xa. Người xứ Dừa còn tham vọng đưa bánh tráng Hoài Nhơn “thương mại hóa” một cách bài bản theo hướng công nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho lao động địa phương… 

XUÂN KHÁNH - Báo Bình Định

Tin liên quan